Bạc Liêu: Thực tiễn với những vấn đề về chính sách bảo trợ xã hội

Thời gian qua, tỉnh Bạc Liêu luôn thực hiện khá tốt công tác Bảo trợ xã hội cho các đối tượng theo quy định, đặc biệt là đối với đối tượng Người khuyết tật (NKT), nên hầu như không có đơn khiếu kiện, khiếu nại phải xác minh giải quyết.

Thực hiện tốt công tác Bảo trợ xã hội cũng chính là thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội góp phần thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững, cuối năm 2022 tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh theo “Chuẩn nghèo đa chiều” chỉ còn 1,9%, hộ cận nghèo là 1,5% so với tổng số hộ dân trong tỉnh.
Mặc dù thực hiện tốt công tác Bảo trợ xã hội – an sinh xã hội, nhưng thực tiễn vẫn đang đặt ra những vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu, điều chỉnh bổ sung các chính sách, cụ thể như: Theo quy định mức hỗ trợ Bảo trợ xã hội cho người cao tuổi là 360.000 đồng/tháng/người, nhưng nếu gia đình cả vợ và chồng hoặc gia đình đều là người cao tuổi neo đơn thì không thể đủ sống; đối với người khuyết tật thì tùy theo mức độ khuyết tật và độ tuổi mà có mức hỗ trợ theo hệ số (1.0, 1.5 ,2.0, 2.5) nhân với mức chuẩn (360.000 đồng/người/tháng), với mức hỗ trợ này chưa đến 1triệu đồng/người/tháng. Nhưng theo quy định mức chuẩn nghèo thu nhập bình quân đầu người ở khu vực thành thị là 2 triệu đồng trở xuống và khu vực nông thôn 1.500.000 đồng/người/tháng và thiếu hụt 3 chỉ số đo lường các dịch vụ xã hội cơ bản thì được xác định là hộ nghèo, hộ cận nghèo. Còn nếu họ là NKT thì cũng không được lập hồ sơ thủ tục đưa vào cơ sở Bảo trợ xã hội để nuôi, chăm sóc, vì họ còn người thân mặc dù người thân của họ cũng là người cao tuổi, NKT neo đơn...
Thực tế với mức hỗ trợ xã hội như hiện nay, chỉ góp phần nhỏ NKT có cuộc sống ổn định và khá trở lên, còn đồi với người cả vợ chồng đều là người cao tuổi, NKT họ không biết làm gì thêm nên phải đi ăn xin, đi bán vé số kiến thiết để thêm tiền mà sống. Điển hình như gia đình vợ chồng anh Nguyễn Văn Hiếu (65 tuổi) và chi Quách Tuyết Nga (55 tuổi), Phóng viên đã đến nhà ở của Anh Chị nằm sâu trong con hẻm không tên từ đường tỉnh lộ 38, phường 5, thành phố Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) anh Hiếu, chị Nga cho biết “gia đình anh chị có 6 người thì 3 NKT đặc biệt nặng được hưởng hỗ trợ Bảo trợ xã hội (Nguyễn Ngọc Thảo 33 tuổi, Nguyễn Ngọc Bích 16 tuổi, Nguyễn Ngọc Hồng 13 tuổi mỗi người đều được hỗ trợ 720.000 đồng/tháng và người con còn lại thì không khuyết tật nhưng còn nhỏ chỉ mới 12 tuổi), theo đó 01 người được hưởng hỗ trợ 360.000 đồng/tháng. Để có trách nhiệm chăm sóc NKT, với tổng mức hỗ trợ cho 3 NKT đặc biệt nặng và 1 người chăm sóc so với hộ nghèo, cận nghèo còn thấp xa”. Với mức thu nhập đó thì gia đình làm sao đủ đáp ứng ăn uống chi phí cho cuộc sống hàng ngày, nói gì đến việc sửa chữa làm lại căn nhà dưới cấp 4 đang ở. Vì vậy, chị Nga đành phải cho người con khuyết tật (Nguyễn Ngọc Thảo) ngồi trên xe đẩy đẩy đi bán vé số kiến thiết dạo hàng ngày để có thêm tiền nuôi sống cả gia đình. Thật xót xa với hoàn cảnh của chị, biết đứa con dứt ruột sinh ra bị tàn tật mà vẫn phải đành cho ngồi xe đẩy dầm mưa, dãi nắng để kiếm thêm thu nhập phục vụ cho nhu cầu cuộc sống.
Theo anh Hiếu, chị Nga và các hộ nhà ở gần, “trước đây anh chị thuê phòng trọ để ở, cách đây khoảng 7 năm được chính quyền địa phương và doanh nghiệp hỗ trợ 30 triệu đồng để xây dựng căn nhà đang ở, nhà được cất trên diện tích đất được người thân hỗ trợ, để anh chị cất nhà ở đến nay (nhà anh chị đang ở trước đây là khu nghĩa trang, hiện nay xung quanh nhà vẫn còn nhiều ngôi mộ). Sau khi được hỗ trợ xây dựng căn nhà, theo chính quyền địa phương gia đình không thuộc diện hộ nghèo nữa, hiện gia đình anh chị chỉ sống nhờ vào tiền hỗ trợ cho 3 NKT, không có nguồn thu nhập nào khác, bởi anh chị đều đã là người cao tuổi; mặt khác anh hoặc chị đẩy xe cùng một người tật đi bán vé số dạo (đẩy người tật theo nhằm tạo lòng thương hại của người mua vé số), thì người còn lại (anh hoặc chị) phải ở nhà chăm sóc 2 NKT đặc biệt nặng còn lại”.

bac loeu chinh sach 1


Vì vậy, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu điều chính bổ sung một số chính sách, nhất là nâng mức hỗ trợ đối với người cao tuổi neo đơn, NKT, ít thì mức hỗ trợ bằng với mức chuẩn nghèo đa chiều theo quy định hiện hành, thực hiện tốt hơn mô hình trợ giúp tại cộng đồng, gia đình thay thế; điều chỉnh thủ tục để đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nhưng còn người thân được vào cơ sở bảo trợ xã hội nuôi dưỡng chăm sóc; hỗ trợ. Vận động các nguồn lực để giúp họ khắc phục những thiếu chỉ số đo lường các dịch vụ xã hội cơ bản,... Có như thế mới có thể góp phần hạn chế, chấm dứt không còn các đối tượng Bảo trợ xã hội nhất là NKT đi ăn xin, đi bán vé số kiến thiết dạo./.

Quốc Thái
(Phóng viên Thường trú tỉnh Bạc Liêu)

Tạp chí Tình thương và Cuộc sống

GPXB số 526/GP-BVHTT ngày 03/12/2002

GP bổ sung 221/GP-BTTTT ngày 29/4/2016

Tổng biên tập:

Nhà báo Lưu Văn Hân

Phó Tổng biên tập thường trực:

Nhà báo Nguyễn Thu Hường

Văn phòng đại diện phía Nam

Trưởng Văn Phòng: Nhà báo Hoàng Thị Anh Thư

Tạp chí Tình thương và Cuộc sống

CƠ QUAN CỦA HỘI CỨU TRỢ TRẺ EM TÀN TẬT VIỆT NAM

The organ of Vietnam relief association for handicapped children

Organe de l’association vietnamienne d’assistance aux enfants handicapés

ĐỊA CHỈ

51 Vũ Ngọc Phan, phường Láng Hạ , quận Đống Đa , TP. Hà Nội

Điện thoại (024) 37 765 156

Fax (024) 35 621 094

Email: tctinhthuongcuocsong2010@gmail.com

QUẢNG CÁO & TÀI TRỢ

Ban Hành chính - Trị sự: 0979833899