Nhằm góp phần tháo gỡ khó về Bảo trợ xã hội, nhất là đối trẻ em khi tỉnh Bạc Liêu được tái lập (năm 1997), Cơ sở hoạt động Tôn giáo “chùa Vĩnh Phước An Tự” đã nhận nuôi dưỡng chăm sóc những trẻ bị bỏ rơi sau khi sinh tại các cơ sở y tế, đi lang thang không nơi nương tựa vì bị bỏ rơi,...
Để hỗ trợ, giúp đỡ, chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng trẻ em này ngày càng tốt theo quy định của Nhà nước, chùa Vĩnh Phước An Tự (Chùa) đã cử ông Trương Văn Nhan và bà Lâm Thị Kim Anh làm đại diện đứng ra lập các thủ tục, tách một phần diện tích đất để thành lập “Cơ sở Nuôi dạy trẻ em mồ côi Vĩnh Phược An Tự”.
Sau một thời gian dài chuẩn bị và hoàn tất các thủ tục theo pháp luật, ngày 22/7/2012, UBND thành phố Bạc Liêu đã ban hành Quyết định số 05/QĐ-UBND về việc công nhận “Cơ sở Nuôi dạy trẻ em mồ côi Vĩnh Phước An Tự” (Cơ sở), do ông Trương Văn Nhan, làm Giám đốc và bà Lâm Thị Kim Anh làm Phó giám đốc Cơ sở, trực thuộc chùa Vĩnh Phước An Tự tại địa chỉ số 34/168, khóm 4, phường 2, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, với tổng diện tích trên 1.200 m2 được Chùa tách để xây dựng Nhà trẻ. Từ khi Cơ sở đi vào hoạt động số lượng trẻ em được nhận vào nuôi dưỡng, chăm sóc từ 35 đến trên 65 trẻ em.
Một số hình ảnh cơ sở nuôi dạy trẻ mồ côi Vĩnh Phước An Tư
Theo ông Trương Văn Nhan và bà Lâm Thị Kim Anh cho biết, hiện tại Cơ sở đang nuôi dưỡng chăm sóc 81 trẻ em bị bỏ rơi sau khi sinh, đi lang thang không nơi nương tựa, với điều kiện khả năng của Cơ sở (chủ yếu do Chùa hỗ trợ), sự ủng hộ đóng góp của một số cá nhân, tổ chức không nhiều và nguồn hỗ trợ của Nhà nước theo quy định tại Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 và Nghị định 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 (chủ yếu chỉ hỗ trợ kinh về nuôi chăm sóc trẻ em). Song, các trẻ em tại Cơ sở đều được nuôi dưỡng chăm sóc, phát triển tốt, các em trong độ tuổi đến trường đều được Cơ sở tổ chức đưa đến trường hoặc tạo điều kiện đến trường học như các trẻ em bình thường khác ngoài cộng đồng.
Cơ sở đã, đang và sẽ góp phần nuôi dưỡng chăm sóc trẻ em bị bỏ rơi sau khi sinh, đi lang thang không nơi nương tựa vì bị bỏ rơi. Song, Cơ sở rất cần sự hỗ trợ về kinh phí từ các tổ chức, cá nhân mạnh thường quân; và sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước (nếu được). Quan trọng hơn hết là sự quan tâm hơn nữa từ các cơ quan chức năng có thẩm quyền, hướng dẫn lập thủ tục về quy hoạch lập hồ sơ dự án xây dựng, nhằm sử dụng có hiệu quả diện tích đất Chùa tách cho xây dựng Cơ sở và diện tích đất người nhà của ông Trương Văn Nhan và bà Lâm Thị Kim Anh hiến tặng để đầu tư xây dựng Khu hai của Cơ sở; xây dựng khu vui chơi, thể dục thể thao, sản xuất chăn nuôi (hiện tại Cơ sở chưa có các hạn mục công trình này hoặc đã có nhưng chưa đạt chuẩn theo quy định của Nhà nước), hỗ trợ kinh phí kịp thời theo quy định tại Nghị định 136/2013/NĐ-CP, Nghị định 20/2021/NĐ-CP, nhằm hỗ trợ Cơ sở nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em bị bỏ rơi sau khi sinh, đi lang thang không nơi nương tựa vì bị bỏ rơi,.... góp phần thực hiện ngày càng tốt hơn công tác Bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu./.
Quốc Thái
(Phóng viên Thường trú tại tỉnh Bạc Liêu)