Trà Vinh thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống cho các đối tượng bảo trợ xã hội

Phát huy thành tích đạt được trong năm 2023, cấp ủy, chính quyền tỉnh Trà Vinh tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện đầy đủ kịp thời chế độ, chính sách hỗ trợ, tổ chức các hoạt động cho đối tượng Bảo trợ xã hội (BTXH) đang được nuôi, chăm sóc tại Trung tâm BTXH tỉnh.

Bên cạnh đó, các cấp chính quyền trong tỉnh còn quan tâm đến đời sống tinh thần của đội ngũ cán bộ, viên chức và người lao động đang công tác tại Trung tâm BTXH. Như tạo điều kiện để Trung tâm tổ chức giao lưu học hỏi, thực hành, trao đổi kinh nghiệm với các đơn vị bạn trong và ngoài tỉnh; tham quan, du lịch nhằm khích lệ động viên tinh thần để mọi người trong Trung tâm làm việc có hiệu quả hơn. Năm 2023, Trung tâm đã cử 78 lượt cán bộ lãnh đạo quản lý, viên chức, người lao động tham dự các lớp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và tập huấn chuyên môn nghiệp vụ do các cơ quan tỉnh, cơ quan thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Trung ương tổ chức; tổ chức được 42 lượt đi tham quan khu du lịch, khu di tích lịch sử quốc gia tại hai tỉnh Bến Tre và Đồng Tháp.

traa2

traa3

traa4

traa5

traa6

traa 4007


Ông Lê Văn Nghiệm - Giám đốc Trung tâm cho biết, Trung tâm hiện nuôi, chăm sóc 178 đối tượng (bao gồm 105 nam, 73 nữ) trong đó 121 người bệnh thần kinh tâm thần (có 21 người cao tuổi), 26 người cao tuổi khuyết tật vận động, 19 trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, khuyết tật, 12 người khuyết tật đặc biệt nặng (vận động, trí tuệ, nhìn). Năm 2023, Trung tâm chủ động, tích cực phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; luôn đảm bảo chất lương, tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm khẩu phần ăn cho các đối tượng. Thực hiện tốt công tác quản lý, cập nhật kịp thời hồ sơ đối tượng trên hệ thống phần mềm của Cục BTXH theo quy định; xác minh, thẩm tra đủ điều kiện 57 hồ sơ đối tượng tiếp nhận vào Trung tâm nuôi, chăm sóc. Thực hiện đầy đủ chính sách về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, theo đó tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám chữa bệnh thường xuyên cho các đối tượng đang nuôi, chăm sóc tại Trung tâm; đưa đi điều trị tại các cơ sở y tế được 107 lượt, với 1.857 đối tượng; đưa đi khám, điều trị bệnh trong tỉnh được 26 lượt cho 1.647 đối tượng; đưa đi khám, điều trị bệnh ngoài tỉnh được 81 lượt với 210 đối tượng và kết hợp với Bệnh viện tỉnh tổ chức khám bệnh, điều trị tại Trung tâm 16 lượt với 716 đối tượng là người cao tuổi, người bệnh tâm thần; đưa đối tượng đi tiêm vaccine phòng chống dịch Covid-19, uống Vitamin A, tiêm ngừa viêm não Nhật bản cho trẻ em, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của Bệnh viện KK Women’s and Children’s Hospital (Singapore) để đưa em Nguyển Ngọc Bích tiếp tục ra nước ngoài khám, điều trị bệnh.
Nhân dịp các ngày lễ, tết như: “Ngày công tác xã hội Việt Nam”, “Ngày Quốc tế người cao tuổi - 1/10”, “Ngày người cao tuổi Việt Nam - 6/6”, “Ngày Người khuyết tật Việt Nam - 18/4”, “Ngày Quốc tế Người khuyết tật - 3/12”, “Ngày Quốc tế thiếu nhi - 1/6”, các ngày lễ, hội của đồng bào dân tộc Khmer,...năm 2023, Trung tâm đã tổ chức nhiều hoạt động phù hợp, thiết thực cho các đối tượng, nhất là đối với trẻ em với các hoạt động vui chơi, giải trí, tham quan, sinh nhật được 08 cuộc với 76 trẻ em tham dự. Đồng thời, rà soát việc cấp mã số định danh cá nhân, làm CCCD cho 64 đối tượng; dạy nghề (thảm lau chân, nhấc nồi, lót nồi,...) cho 22 đối tượng, làm ra được 950 sản phẩm (gồm 357 thảm lau chân, 266 nhấc nồi, 327 lót nồi), bán ra thị trường thu về với số tiền trên 10,5 triệu đồng, tạo điều kiện cho 10 trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường (03 trẻ học mẫu giáo, 05 trẻ cấp tiểu học, 01 trẻ học Trung học cơ sở, 01 trẻ học Trung học phổ thông). Còn 13 trẻ em khuyết tật không đến trường được thì Trung tâm đã tổ chức dạy tại chỗ về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng sống, kiến thức về chữ cái, chữ số, về tự nhiên xã hội...
Để thực hiện việc nuôi, chăm sóc đối tượng BTXH ngày càng tốt hơn, Trung tâm mong muốn lãnh đạo, các cơ quan chuyên môn của tỉnh, bộ, ngành trung ương quan tâm hơn nữa trong công tác hỗ trợ đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ, về đạo đức nghề nghệp, ý thức tổ chức kỷ luật cho cán bộ lãnh đạo quản lý, viên chức, người lao động,... để Trung tâm thực hiện tốt việc quản lý, kiểm tra, giám sát, nuôi, chăm sóc đối tượng BTXH.
Ngoài ra, Trung tâm cũng rất mong các cấp, ngành trong tỉnh kịp thời đầu tư, hỗ trợ kinh phí để đẩy nhanh tiến độ cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới một số hạng mục công trình, như: hệ thống cấp thoát nước, sân, đường nội bộ, khu vui chơi giải trí, khu sản xuất và lao động trị liệu,...cho đối tượng BTXH nhất là người khuyết tật về thần kinh./.

Quốc Thái
(PV thường trú các tỉnh thành phía Nam)

Tạp chí Tình thương và Cuộc sống

GPXB số 526/GP-BVHTT ngày 03/12/2002

GP bổ sung 221/GP-BTTTT ngày 29/4/2016

Tổng biên tập:

Nhà báo Lưu Văn Hân

Phó Tổng biên tập thường trực:

Nhà báo Nguyễn Thu Hường

Văn phòng đại diện phía Nam

Trưởng Văn Phòng: Nhà báo Hoàng Thị Anh Thư

Tạp chí Tình thương và Cuộc sống

CƠ QUAN CỦA HỘI CỨU TRỢ TRẺ EM TÀN TẬT VIỆT NAM

The organ of Vietnam relief association for handicapped children

Organe de l’association vietnamienne d’assistance aux enfants handicapés

ĐỊA CHỈ

51 Vũ Ngọc Phan, phường Láng Hạ , quận Đống Đa , TP. Hà Nội

Điện thoại (024) 37 765 156

Fax (024) 35 621 094

Email: tctinhthuongcuocsong2010@gmail.com

QUẢNG CÁO & TÀI TRỢ

Ban Hành chính - Trị sự: 0979833899