Quan tâm hơn việc phòng ngừa trẻ em nghiện ma túy

Hệ thống pháp luật về phòng, chống ma túy ngày càng được hoàn thiện, nhưng trong thời gian gần đây, sử dụng trái phép chất ma túy dẫn đến nghiện ma túy, diễn biến rất phức tạp, đặc biệt ở lứa tuổi vị thành niên trẻ em dưới 16 tuổi.

          Thực hiện chỉ thị của Đảng, nghị định của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ, ngành trung ương, các địa phương đã tích cực triển khai, tổ chức thực hiện, áp dụng nhiều giải pháp tuyên truyền giáo dục cả chiều rộng và chiều sâu, thông qua lồng ghép nội dung trong các buổi sinh hoạt tổ, hội đoàn thể địa phương, đặc biệt là kết hợp với Ban giám hiệu nhà trường tại địa bàn được cho là “điểm đen” về tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn ma túy, qua đó không chỉ nâng cao nhận thức, hiểu biết về tác hại của ma túy đối với trẻ em, mà các em cũng là lực lượng tuyên truyền viên tích cực, góp phần nâng cao nhận thức của gia đình và cộng đồng xã hội, đấu tranh phòng ngừa việc sử dụng ma túy trái phép, dẫn đến nghiện ma túy ở trẻ em. Từ đó, nhìn chung tình hình sử dụng ma túy dẫn đến nghiện ma túy trong trẻ em được kiểm soát, kiềm chế, không tạo thành điểm nóng.

          Nhìn chung, tình hình sử dụng ma túy trái phép, dẫn đến nghiện ma túy, phải bắt buộc, tự nguyện cai nghiện tập trung, tại các tỉnh thành có chiều hướng gia tăng, cần phải có sự quan tâm hơn về quản lý, giáo dục, cai nghiện phòng chống và ngăn ngừa. Từ khi Luật phòng chống ma túy năm 2021 (Luật số 73/2021), Nghị định 116/2021/NĐ-CP có hiệu lực, thì có khá nhiều trẻ em đang là lứa tuổi cắp sách đến trường nhưng lại phải đưa vào cơ sở cai nghiện. Tại các tỉnh, thành Đồng Bằng Sông Cữu Long như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Cần Thơ, Kiên Giang, Đồng Tháp đã có 123 trẻ em đang cai nghiện ma túy bắt buộc và tự nguyện trong cơ sở cai nghiện.

           Theo khảo sát của các cơ quan chức năng, qua tiếp xúc trực tiếp với các em đang cai nghiện tại các cơ sở cai nghiện, qua dư luận xã hội và ý kiến của người có trách nhiệm, nhìn chung có những nguyên nhân dẫn trẻ đến với ma túy, gồm: hoàn cảnh gia đình của trẻ, sự tác động của môi trường xung quanh, sự tác động từ bạn bè và nguyên nhân do các em thích tò mò hay thể hiện mình trước mặt bạn bè…

           Những trẻ sống trong gia đình có quan hệ phức tạp, như: cha mẹ ly thân, ly hôn, trẻ bị gia đình bạo hành, gia đình có thành viên vướng vào tệ nạn xã hội hay tiêm chích ma túy, gia đình có điều kiện kinh tế khá giả nhưng cha mẹ thiếu sự quan tâm đến con cái, nuông chiều con quá mức... do hoàn cảnh gia đình: cha mẹ bất hòa, lo làm ăn kiếm sống, từ đó chưa quan tâm đúng mức đối với các em về quản lý, giáo dục và chăm sóc nuôi dạy,... nên các em buồn chán, tiêu cực, a dua, đua đòi, tham gia vào các cuộc ăn chơi  hoặc thường xuyên vắng nhà đi tụ tập, đi lang thang,... Những tác động của môi trường xung quanh, như: phim ảnh, sách báo, game online, các trang mạng trên internet với nội dung xấu đang tràn lan, còn sân chơi lành mạnh vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của các em...

          Độ tuổi trẻ em thường chịu ảnh hưởng nhiều bởi giao tiếp bạn bè. Việc tiếp xúc với nhóm bạn xấu, các trẻ sẽ bắt chước những hành vi xấu, bị kẻ xấu dụ dỗ, lối kéo dính vào các tệ nạn xã hội, dẫn đến nghiện ma túy, trộm cướp và tất nhiên các em phải tập trung cai nghiện, bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật

          Trước tình hình trên, để đảm bảo sự phát triển toàn diện về thể chất và nhân cách của trẻ, để trẻ em thoát khỏi con đường nghiện hút và hòa nhập với cộng đồng, để các em có một cuộc sống lành mạnh và thực sự trở thành những chủ nhân tương lai, đóng góp tích cực cho đất nước, chúng ta cần có những hành động kịp thời, giúp đỡ những đứa trẻ đã lầm đường quay trở về cuộc sống bình thường, lành mạnh, có ý chí, nghị lực và nhân cách tốt.

Một số hình ảnh hoạt động

1nghien2

1nghien3

1nghien4

1nghien5

1nghien6

1nghien7

1nghien8

          Với tâm huyết vì “Tình thương và Cuộc sống” đối với trẻ em, các bậc làm cha, làm mẹ cần gương mẫu, dành những điều tốt đẹp nhất cho trẻ và đặc biệt cần gạt bỏ những suy nghĩ hẹp hòi, ích kỷ, sống thật sự có trách nhiệm với con cái, tạo điều kiện thuận lợi cho các em tham gia các hoạt động vui chơi lành mạnh. Ngoài ra, cũng cần nắm bắt kịp thời những diễn biến, biểu hiện khác thường của trẻ em trong cuộc sống, để có giải pháp, biện pháp phù hợp, nhất là cần có cơ chế phối hợp, phân định rõ trách nhiệm về không gian, thời gian, nội dung quản lý, giáo dục, tạo điều kiện để các em phát triển lành mạnh trong môi trường “Gia đình, Nhà trường và Xã hội”.

1nghien9

1nghien

          Nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành chuyên môn từ trung ương đến địa phương đối với nhóm trẻ em có nguy cơ sẽ nghiện, đã nghiện ma túy. Tăng cường công tác phối hợp tuyên truyền tại cộng đồng, thông qua sinh hoạt nhóm, tổ, hội đoàn thể; nhà trường thông qua sinh hoạt dưới cờ đầu tuần, ngoại khóa, lồng ghép vào các chương trình giáo dục công dân, nhất là những trường ở những địa bàn trọng điểm. Đặc biệt cần giáo dục nâng cao nhận thức về diễn biến, thủ đoạn của kẻ xấu lôi kéo các em vào con đường tệ nạn xã hội, tệ nạn ma túy. Đầu tư kinh phí; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, công trình nhằm đáp ứng nhu cầu về xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giáo dục, văn hóa, thể dục thể thao, dạy học chữ, học nghề...phù hợp với điều kiện, độ tuổi của trẻ em đang cai nghiện tại các cơ sở cai nghiện theo quy định của Luật phòng chống ma túy, và các văn bản dưới luật nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện của trẻ em “những người chủ tương lai của đất nước”./.

                                                                                               Quốc Thái
(PV thường trú các tỉnh, thành phía Nam)

Tạp chí Tình thương và Cuộc sống

GPXB số 526/GP-BVHTT ngày 03/12/2002

GP bổ sung 221/GP-BTTTT ngày 29/4/2016

Tổng biên tập:

Nhà báo Lưu Văn Hân

Phó Tổng biên tập thường trực:

Nhà báo Nguyễn Thu Hường

Văn phòng đại diện phía Nam

Trưởng Văn Phòng: Nhà báo Hoàng Thị Anh Thư

Tạp chí Tình thương và Cuộc sống

CƠ QUAN CỦA HỘI CỨU TRỢ TRẺ EM TÀN TẬT VIỆT NAM

The organ of Vietnam relief association for handicapped children

Organe de l’association vietnamienne d’assistance aux enfants handicapés

ĐỊA CHỈ

51 Vũ Ngọc Phan, phường Láng Hạ , quận Đống Đa , TP. Hà Nội

Điện thoại (024) 37 765 156

Fax (024) 35 621 094

Email: tctinhthuongcuocsong2010@gmail.com

QUẢNG CÁO & TÀI TRỢ

Ban Hành chính - Trị sự: 0979833899