Hội nghị tuyên truyền chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước

      Vừa qua tại khách sạn Hacinco Hà Nội, Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật (CTTETT) Việt Nạm đã tổ chức Hội nghị tuyên truyền chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước về Người khuyết tật (NKT), trẻ em khuyết tật (TEKT) cho CBCNV thuộc Hội. Ông Ngô Sách Thực – Chủ tịch Hội CTTETT Việt Nam tới dự và phát biểu khai mạc Hội nghị, cùng dự có Ông Đào Vũ Thiết - Phó Tổng thư ký, Trưởng Ban Tổ chức,Ban Kiểm tra, ông Nguyễn Đức Hoán Chánh Văn phòng Trung ương Hội và các vị khách mời.

01 ath2023

Ông Nguyễn Đức Hoán Chánh Văn phòng Hội CTTETT Việt Nam giới thiệu chương trình

01 ath20232

 Ông Ngô Sách Thực Chủ tịch Hội CTTETT Việt Nam phát biểu khai mạc 

01 ath20234

TS Tạ Ngọc Trí Phó Trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo GDTEKT&TECHCKK trình bày bài giảng 

       TS. Tạ Ngọc Trí – Phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo Giáo dục trẻ khuyết tật (GDTKT) và Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn (TECHKK) Bộ Giáo dục và Đào tạo thuyết trình chương trình, phân tích nội dung để mọi người hiểu rõ, sâu sắc hơn chính sách giáo dục đối với NKT hiện nay.

01 ath20236

01 ath20235

01 ath20233

 Đại biểu và Học viên dự Hội nghị 

      Để đảm bảo quyền tiếp cận và tiếp cận giáo dục mầm non, phổ thông có chất lượng, đặc biệt là các cấp học giáo dục bắt buộc và phổ cập giáo dục bằng những phân tích dựa trên cơ sở lý luận thực tiễn cùng với luận chứng, luận cứ và kinh nghiệm, TS. Tạ Ngọc Trí đã cho thấy chăm sóc NKT không phải là vấn đề chỉ có ở Việt Nam, mà cần áp dụng các chính sách, kinh nghiệm từ các nước trên thế giới để ngày càng áp dụng Luật NKT hiệu quả hơn. Ở Việt Nam, NKT được coi là một phần của cộng đồng, có quyền sống, học tập và lao động, đã được thể hiện rõ trong chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Do vậy ngày 22/10/2007 Chính phủ đã ký tham gia Công ước Quốc tế về quyền của NKT cũng từ đây đã tạo nên hành lang pháp lý để thực thi công ước này. Ngày 17/6/2010 Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật NKT. Luật này có hiệu lực từ 01/1/2011 thay thế cho Pháp lệnh về người tàn tật năm 1998. Và cũng chính từ đây khái niệm “người tàn tật” được thay bằng “NKT”. Cũng tại luật này, Điều 3 quy định có 6 dạng tật, gồm: khuyết tật vận động; khuyết tật nghe, nói; khuyết tật nhìn; khuyết tật thần kinh, tâm thần; khuyết tật trí tuệ; khuyết tật khác.Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính 6 người sống trên trái đất thì có một người liên quan đến khuyết tật, 1,3 tỷ người trên trái đất chiếm 16% liên quan đến khuyết tật, có khoảng 2-4% dân số trên thế giới có vấn đề khuyết tật nặng. Hiện có ba phương thức đảm bảo giáo dục với NKT: giáo dục hòa nhập, giáo dục bán hòa nhập và giáo dục chuyên biệt, trong đó cơ bản lấy giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục ưu tiên nhất đối với NKT.

    Hội nghị cũng đã nghiên cứu lấy ý kiến đề xuất, kiến nghị cần sửa đổi một số điều để phù hợp với cuộc sống, phù hợp với xu hướng chung của thế giới và các chính sách liên quan đến giáo dục đối với NKT.

                                                                                                       Bài: Minh Thanh - Ảnh: Hữu Tài

Tạp chí Tình thương và Cuộc sống

GPXB số 526/GP-BVHTT ngày 03/12/2002

GP bổ sung 221/GP-BTTTT ngày 29/4/2016

Tổng biên tập:

Nhà báo Lưu Văn Hân

Phó Tổng biên tập thường trực:

Nhà báo Nguyễn Thu Hường

Văn phòng đại diện phía Nam

Trưởng Văn Phòng: Nhà báo Hoàng Thị Anh Thư

Tạp chí Tình thương và Cuộc sống

CƠ QUAN CỦA HỘI CỨU TRỢ TRẺ EM TÀN TẬT VIỆT NAM

The organ of Vietnam relief association for handicapped children

Organe de l’association vietnamienne d’assistance aux enfants handicapés

ĐỊA CHỈ

51 Vũ Ngọc Phan, phường Láng Hạ , quận Đống Đa , TP. Hà Nội

Điện thoại (024) 37 765 156

Fax (024) 35 621 094

Email: tctinhthuongcuocsong2010@gmail.com

QUẢNG CÁO & TÀI TRỢ

Ban Hành chính - Trị sự: 0979833899