“Nghe con nói được vài tiếng, vợ chồng tôi hạnh phúc lắm...”

Quang cảnh “Ngày hội yêu thương” do Khoa Tâm thần trẻ em (Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng) tổ chức.

Đây là lời chia sẻ của người mẹ trẻ có con bị tự kỷ đang điều trị tại Khoa Tâm thần trẻ em (Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng).

Hưởng ứng Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ (2/4), Khoa Tâm thần trẻ em (Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng) tổ chức chương trình mang tính kết nối giữa y bác sĩ cùng các bậc phụ huynh và các em nhỏ bị tự kỷ đang được chăm sóc, học tập tại đây.
Với mong muốn tạo 1 sân chơi phù hợp, giúp trẻ tự kỷ làm quen các sinh hoạt cộng đồng và tạo bước đệm cho các con tự tin trong môi trường hòa nhập, các y bác sĩ tại Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng đã tổ chức chương trình hưởng ứng Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ.
Sân chơi ý nghĩa này có 3 đối tượng cùng tham gia, với các em nhỏ tự kỷ là trung tâm, xoay quanh các em là phụ huynh và y bác sĩ,... tạo thành một cuộc chơi tương tác đầy cảm hứng và xúc động.
Đây không chỉ là cơ hội để các bậc cha mẹ gần gũi, quan tâm con em hơn mà còn là nơi giúp trẻ tự kỷ được hòa mình trong các cuộc vui chơi phù hợp và có thêm phần tự tin trong môi trường hòa nhập.
Đằng sau mỗi bước chạy của các em nhỏ chính là hình ảnh xúc động của cha mẹ, y bác sĩ, thầy cô luôn luôn theo sát, là nguồn động viên khích lệ các em hoàn thành phần thi.
Việc thắng hay thua đối với các em nhỏ này đều không quan trọng, bởi ý nghĩa hơn cả là các em đã vượt qua được chính mình và thắp lên niềm tin vào ngày mai tươi sáng hơn.
Theo Bác sĩ CKII Tống Thị Luyến - Trưởng khoa Tâm thần trẻ em, “ngày hội yêu thương” này nhằm tạo sân chơi giúp trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập cùng bạn bè. Đây cũng là dịp để phụ huynh cùng trao đổi, học tập kinh nghiệm và góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức của xã hội về hội chứng tự kỷ. “Các y bác sĩ, nhân viên tại khoa đã và đang từng ngày cố gắng để giúp các con tập nói và làm từng việc nhỏ nhất, học các động tác vận động đơn giản nhất... nhưng đó cũng mới chỉ là nền tảng ban đầu. Điều quan trọng trong giáo dục trẻ tự kỷ còn phải đến từ nỗ lực của gia đình và xã hội”, bác sĩ Luyến chia sẻ.
nghe con anh 3
Những phần quà xinh xắn được các y bác sĩ dành tặng để khích lệ tinh thần các em nhỏ tham gia chương trình.
Bằng tình thương và trách nhiệm, hằng ngày, những y bác sĩ tại Khoa tâm thần trẻ em, Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng vẫn miệt mài “nhập vai” cô giáo, người bạn tâm giao, người mẹ hiền,… để dạy trẻ em tự kỷ những kỹ năng sống đơn giản nhất.
 Ngoài việc tạo dựng một sân chơi phù hợp cho trẻ tự kỷ, đây cũng là dịp để các phụ huynh tiếp cận được chương trình tập huấn các kỹ năng mới và chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong quá trình can thiệp cho trẻ, cùng giúp đỡ con tiến bộ...
Được biết tại Việt Nam, hiện chưa có nghiên cứu chính thức về số lượng trẻ mắc chứng tự kỷ, nhưng theo thống kê sơ bộ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nước ta có khoảng 200.000 người mắc chứng tự kỷ. Còn nếu tính theo cách tính của WHO, con số này chừng 500.000 và thực tế số lượng trẻ được chẩn đoán và điều trị tự kỷ đang ngày càng tăng./.
 
PV

Tạp chí Tình thương và Cuộc sống

GPXB số 526/GP-BVHTT ngày 03/12/2002

GP bổ sung 221/GP-BTTTT ngày 29/4/2016

Tổng biên tập:

Nhà báo Lưu Văn Hân

Phó Tổng biên tập thường trực:

Nhà báo Nguyễn Thu Hường

Văn phòng đại diện phía Nam

Trưởng Văn Phòng: Nhà báo Hoàng Thị Anh Thư

Tạp chí Tình thương và Cuộc sống

CƠ QUAN CỦA HỘI CỨU TRỢ TRẺ EM TÀN TẬT VIỆT NAM

The organ of Vietnam relief association for handicapped children

Organe de l’association vietnamienne d’assistance aux enfants handicapés

ĐỊA CHỈ

51 Vũ Ngọc Phan, phường Láng Hạ , quận Đống Đa , TP. Hà Nội

Điện thoại (024) 37 765 156

Fax (024) 35 621 094

Email: tctinhthuongcuocsong2010@gmail.com

QUẢNG CÁO & TÀI TRỢ

Ban Hành chính - Trị sự: 0979833899