Giáo dục hòa nhập: cần lắm cho trẻ em khuyết tật Việt Nam
Dạy viết chữ cho các tre em khuyết tật.

Trẻ em khuyết tật (TEKT) - những đứa trẻ thường bị người đời nhìn “không bình thường”, vì ẩn chứa ở đó chỉ sự là bất lực không có khả năng học tập, lao động.... Với cái nhìn kỳ thị, không mấy lạc quan của một bộ phận người dân trong xã hội đã vô hình chung “đẩy” không ít TEKT ra khỏi đời sống xã hội, các em không được chăm sóc sức khỏe thỏa đáng; không có bạn bè; không được đến trường, nên thiếu kiến thức và kỹ năng sống, dẫn đến mất cơ hội việc làm và khó có thể hòa nhập cộng đồng khi trưởng thành.

Hơn lúc nào hết, xã hội cần có cái nhìn nhân văn hơn, và hệ thống giáo dục hòa nhập cần được phát huy hơn nữa để TEKT cũng được học tập trong một môi trường có điều kiện học tập phù hợp đáp ứng nhu cầu học tập, sinh hoạt của TEKT. Được vậy, sẽ giúp TEKT phát huy tối đa khả năng của mình, để cho thấy năng lực của TEKT cũng đâu có thua kém những trẻ em bình thường khác.
Giáo dục hòa nhập đối với TEKT không còn là điều mới, đây là mô hình đã được khuyến khích áp dụng trên toàn cầu. Còn tại Việt Nam, hệ thống giáo dục này cũng đã nhận được sự ủng hộ về chính sách, tuy nhiên thực tế triển khai còn chậm, chưa đồng bộ, cán bộ triển khai chương trình còn lúng túng do cách tiếp cận của các Bộ ngành liên quan (Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động thương binh và xã hội) còn chưa nhất quán, như: Bộ Giáo dục và đào tạo đã cam kết thực hiện giáo dục hòa nhập từ năm 2005, những Bộ Lao động Thương binh và xã hội lại có chính sách riêng cho TEKT và cung cấp cho các em hệ thống giáo dục riêng; Việc cập nhật số liệu về người khuyết tật (theo Luật về người khuyết tật ban hành năm 2010) còn nhiều bất cập, chưa chính xác... điều này dẫn đến nhiều hệ lụy không chỉ ảnh hưởng đến TEKT mà cả người khuyết tật nói chung; Việc đánh giá không hết nhu cầu cần được giáo dục của TEKT đã dẫn đến công tác đào tạo đội ngũ giáo viên cho lĩnh vực giáo dục hòa nhập chưa được quan tâm thỏa đáng, chưa được triển khai rộng rãi, chưa đi vào môi trường sư phạm một cách chính thống…, mà chỉ được truyền tải qua các hội thảo nhỏ, các khóa tập huấn ngắn hạn. Vì thế kiến thức về giáo dục hòa nhập ở nước ta còn thiếu, còn yếu, đây cũng là một trong những lý do khiến các trường học ngần ngại không muốn nhận TEKT....
Để khắc phục thực trạng này và nhằm hiện thực hóa giáo dục hòa nhập ở mọi cấp, mọi địa phương và để TEKT có thể tự tin hòa nhập được với cộng đồng. Nên chăng, Thứ nhất: Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và xã hội cần có sự phối hợp hiệu quả hơn, không chỉ ở chủ trương, chính sách mà ở cả sự nhất quán trong vận dụng triển khai chính sách vào thực tế. Ngoài ra, các ban, ngành, hội đoàn thể, giáo viên và cha mẹ TEKT cũng cần nâng cao năng lực, trách nhiệm trong việc quan tâm, tìm hiểu, tiếp cận và chăm sóc các em. Thứ hai, dường như TEKT hoàn toàn có khả năng tham gia mọi hoạt động của một lớp học của trẻ bình thường mà không nhất thiết phải trở thành đối tượng cần “từ thiện”. Có chăng, do cách nhìn nhận của người Việt đối với TEKT mà thôi, để rồi vô hình chung những hoạt động trao quà, tặng đồ chơi vào mỗi dịp lễ tết... Quả là ý nghĩa đấy nhưng vô tình đã đẩy TEKT ra bên lễ xã hội. Vì vậy, cả xã hội cần thay đổi cách nhìn đối với TEKT thì sẽ xóa được “rào cản” cách biệt giữa TEKT với xã hội. Thứ ba, Năm 2005, Bộ Giáo dục và đào tạo đã cam kết với định hướng về giáo dục hòa nhập trên cả nước; năm 2006 Bộ đã thông qua một Nghị định về giáo dục hòa nhập cho TEKT; Năm 2010, Luật về người khuyết tật được ban hành... Một lần nữa khẳng định cam kết của Việt Nam trong việc tạo cơ hội giáo dục cho toàn xã hội, theo đó khẳng định cung cấp giáo dục hòa nhập cho tất cả TEKT. Vậy các chính sách đó đã đi vào thực tiễn thế nào? Việt Nam đã đạt được thành tựu? , gặp khó khăn thách thức cần được tháo gỡ?... Và, Việt Nam đã đi được tới đâu trên hành trình đưa toàn bộ TEKT vào hệ thống giáo dục hòa nhập? Những vấn đề đặt ra này đang cần có lời đáp thỏa đáng, mới mong một ngày không xa giáo dục hòa nhập ở Việt Nam đạt hiệu quả như kỳ vọng, đáp ứng được các nhu cầu của TEKT trên cả nước.

Thư Anh

Tạp chí Tình thương và Cuộc sống

GPXB số 526/GP-BVHTT ngày 03/12/2002

GP bổ sung 221/GP-BTTTT ngày 29/4/2016

Tổng biên tập:

Nhà báo Lưu Văn Hân

Phó Tổng biên tập thường trực:

Nhà báo Nguyễn Thu Hường

Văn phòng đại diện phía Nam

Trưởng Văn Phòng: Nhà báo Hoàng Thị Anh Thư

Tạp chí Tình thương và Cuộc sống

CƠ QUAN CỦA HỘI CỨU TRỢ TRẺ EM TÀN TẬT VIỆT NAM

The organ of Vietnam relief association for handicapped children

Organe de l’association vietnamienne d’assistance aux enfants handicapés

ĐỊA CHỈ

51 Vũ Ngọc Phan, phường Láng Hạ , quận Đống Đa , TP. Hà Nội

Điện thoại (024) 37 765 156

Fax (024) 35 621 094

Email: tctinhthuongcuocsong2010@gmail.com

QUẢNG CÁO & TÀI TRỢ

Ban Hành chính - Trị sự: 0979833899